Giao thông Hẻm núi Sićevo

Cho đến khi xây dựng tuyến đường sắt dọc theo thung lũng Nišava, các làng trong hẻm núi Sićevo đều cách xa những con đường chính vì đường không thể thông qua hẻm núi được. Năm 1887, đường sắt chạy đến Pirot, các nhà ga được mở tại các làng Prosek, Sićevo và Ostrovica. Năm 1888, tuyến đường sắt chạy tiếp từ Pirot đến biên giới Serbia-Bulgaria. Tuyến đường cao tốc Niš-Dimitrovgrad qua hẻm núi Siceo đã xuất hiện vào năm 1939 và hoàn thành vào năm 1965. Những tuyến đường này thúc đẩy kinh tế và du lịch trong hẻm núi Sićevo.[98]

Địa hình các thung lũng sông Nišava và Kutina là cơ sở tự nhiên để thiết lập các tuyến đường qua hẻm núi. Một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất khu vực Balkan đi qua đây. Thung lũng Nišava giao cắt với đường trục chính và tuyến đường sắt Beograd - Niš - Sofia - Istanbul.[2]

Tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt qua hẻm núi Sićevo cho sự phát triển giao thông và du lịch trong tương lai có thể được tìm thấy trong các ghi chép của Tiến sĩ Vladan Djordjevic. Ông đã đi qua đây trong Chiến tranh Serbia-Bulgaria năm 1885 cùng với bác sĩ Laz K. Lazarevic đồng thời là người dẫn chuyện:

mini

Chúng tôi nhanh chóng vượt qua. Trước mặt phía bên trái chúng tôi hiện ra rặng đá khổng lồ của hẻm núi Sićevo, nơi đang xây dựng tuyến đường sắt đi xuyên qua. Tôi nhớ có một cuộc diễu hành nhỏ và một cuộc diễu hành lớn (?), tại đó có những núi đã "chạm đến trời". Giữa chúng chỉ là những khe hẹp có vài mét, chính là dòng sông Nišava và con đường chạy kế bên, được các kỹ sư căng dây ngang qua hai bên bờ. Trong khuôn khổ 4 mét cạnh dòng Nišava ấy, đường sắt hạng nhất sẽ chạy đi bất cứ đâu, kết nối Đông với Tây, Constantinopolis với Paris. Đoạn đường sắt xuyên qua hẻm núi từ tu viện Thánh Petke đến Crvene sẽ trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới và nhiều khách du lịch châu Âu sẽ tới Serbia chỉ để chiêm ngưỡng điều đó.[99]

Trước năm 1964, tuyến đường Niš - Sofia được xây dựng dựa trên "Via militaris" thời La MãByzantium, và "đường tới Constantinopolis" thời Ottoman trung cổ. Do đặc điểm hình thái phía đông hẻm núi Sićevo, đặc biệt khe Gradiška sâu và hẹp, việc mở đường rất khó khăn và không thể đi qua. Đến năm 1964, đoạn đường tới Niš đi qua Niska Banja đã tiến thẳng vào khe Gradiška dẫn theo rìa phía nam Jelašniča, chạy tới bình nguyên Kunovica, tiếp tục tới Ploča về phía đông. Năm 2006, tuyến đường này cũng được sử dụng làm đường tránh khi tái thiết và mở rộng 13 hầm giao thông trong hẻm núi Sićevo.[100]

Chỉ hai thập kỷ hoàn thành tuyến đường xuyên qua trung tâm hẻm núi Sićevo, giao thông và du lịch đã tăng nhanh dẫn đến quá tải. Nơi này không chỉ trở thành nút cổ chai trong hệ thống đường vành đai châu Âu mà còn là yếu tố ngăn trở sự phát triển của Niš, khi chỉ tận dụng được một ưu thế rất nhỏ nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi là ngã tư Balkan trọng yếu. Khoảng thời gian đó cũng tạo ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng cho khu bảo tồn Công viên thiên nhiên Hẻm núi Sićevo.[101]

Để cải thiện tình hình giao thông trên Hành lang 10 và bảo vệ di sản tự nhiên và tiềm năng du lịch của hẻm núi Sićevo, trước hiện trạng đường cao tốc quốc tế hiện tại chạy thẳng qua giữa Công viên thiên nhiên Hẻm núi Sićevo đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và đa dạng sinh học; dự án đường cao tốc liên vùng và xuyên lục địa mới lại được hướng qua Ploča.[102]

Cuối năm 2011, tuyến cao tốc hiện đại Niš-Dimitrovgrad được khởi công đi theo sườn dốc phía bắc núi Suva, qua thung lũng sông Studena, Kunovica, Draguša và Crvene, men theo địa giới của công viên thiên nhiên từ Prosek đến Crvena Reka. Công trình đường giao thông này không chỉ ngăn chặn sự "xói mòn" hệ sinh thái và vẻ đẹp tự nhiên của Hẻm núi Sićevo, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tếdu lịch khu vực xung quanh Hành lang 10, cũng như giao thông liên vận và kinh tế Serbia với các nước láng giềng.[102]

Các con đường xuyên qua hẻm núi Sićevo còn cách xa mục đích nhu cầu sử dụng ở châu Âu [102]
Xuyên qua hẻm núi Sićevo, song song với dòng Nišava là tuyến đường sắt (xây dựng năm 1886-1887) vào cao tốc quốc tế Nišava (1964). Tuyến Nišava nằm trong tuyến đường sắt Luân Đôn - Istanbul. Cao tốc Е-80 là nhánh phía đông của Hành lang 10 cũng thuộc về đường xuyên Âu (Salzburg-Istanbul).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hẻm núi Sićevo http://www.archeolog-home.com/pages/content/mala-b... http://vukovblog.blogspot.com/2008/02/rat-struja-i... http://wheretoserbia.com/nis-and-around/sicevo-gor... http://www.spc-altena.de/latein/ebene02/eb8_hs8_us... http://www.discoverserbia.org/sr/jugoistocna-srbij... http://www.liman-h2o.org/wp-content/uploads/2012/0... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.gef.bg.ac.rs/img/upload/files/Rad%204.p... http://www.arhivnis.co.rs/cirilica/idelatnost/br%2... http://www.eps.rs/test/malei.pdf